Gió phơn và hậu quả

Thứ sáu - 03/01/2020 04:32
Gió phơn (foehn) là hiện tượng gió sau khi vượt qua núi trở nên khô nóng. Ở Việt Nam, loại gió này còn được biết với cái tên gọi là gió Lào hay gió Tây Nam khô nóng. Nguyên nhân và diễn biến của hiện tượng Phơn là:
Gió phơn và hậu quả
  - Khi gió mang hơi ẩm bị núi chắn ngang trên đường di chuyển. Khi đó, gió buộc phải leo dốc để vượt qua dãy núi.
- Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (trung bình cứ lên 100m) thì nhiệt độ không khí giảm 0,6 độ C) điều này khiến hơi ẩm trong gió ngưng tụ, hình thành mây và gây mưa ở sườn núi đón gió, đồng thời làm gió giảm áp suất.
- Khi vượt qua đỉnh núi, gió trở thành khối khí khô và di chuyển xuống dốc (trung bình cứ xuống 100m nhiệt độ tăng thêm 1 độ C). Không khí càng khô đồng nghĩa càng ít mây được hình thành bên sườn khuất gió, gió càng nhận được nhiều nhiệt và trở nên khô nóng hơn.
- Bên cạnh đó, càng di chuyển xuống chân núi, gió càng bị nén lại do mật độ không khí đậm đặc hơn. Quá trình này gây ra hiện tượng đoạn nhiệt khiến nhiệt độ của gió càng tăng lên. Kết quả là gió sau khi xuống núi trở nên rất khô và nóng. Dãy núi càng cao thì gió phơn càng khô và nóng hơn.
Ở Việt Nam, gió Phơn tác động mạnh nhất tới vùng Bắc Trung Bộ vào đầu mùa hạ (tháng 5 đến tháng 7) do hoạt động của gió Tây Nam Bắc Ấn Độ Dương vượt dãy Trường Sơn Bắc trở nên khô nóng, kết hợp với các yếu tố khác về bề mặt đệm, thảm thực vật kém thuận lợi,... Phơn là 1 hiện tượng gió diễn ra phổ biến vào mùa hạ trên cả nước.
Liên tiếp trong những ngày gần đây, trên toàn miền Bắc đã xảy ra hiện tượng nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ từ 37-40 độ C, nhiều nơi lên đến 41-42 độ C.
Phân tích thêm về nguyên nhân xuất hiện đợt nắng này, các chuyên gia thời tiết cho rằng, đợt nắng nóng lần này là do áp thấp phía Tây phát triển cùng với gió Tây Nam mạnh ở rìa phía Nam của vùng áp thấp này trải dài trên khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ nước ta.
Gió Tây Nam mạnh lại kết hợp với địa hình núi của hai dãy núi Hoàng Liên Sơn ở Bắc Bộ và Trường Sơn ở Trung Bộ tạo ra mây và nhiệt độ không quá cao ở sườn phía Tây (sườn đón gió) và hiệu ứng phơn gây ra thời tiết ít mây, khô hanh, nắng nóng ở sườn phía Đông (sườn khuất gió) của hai dãy núi nêu trên. Đây là loại hình thời tiết rất phổ biến ở Bắc Bộ và Trung Bộ nước ta trong các tháng mùa hè.

Còn theo lý giải của các chuyên gia khí tượng về hiện tượng gió phơn: Trong ngành khí tượng, có hiện tượng gió vượt qua đèo, núi được gọi là gió "phơn" (foehn). Gió ẩm, sau khi vượt qua một chướng ngại vật cao (đèo, núi) bị biến đổi tính chất, trở nên khô nóng hơn, gọi là gió “phơn”.
Từ chân núi, gió thổi lên đèo, núi, không khí sẽ bị lạnh dần đi (cứ cao lên 100m thì nhiệt độ không khí giảm đi khoảng 0,6 độ C) và ngưng kết, có thể tạo thành mưa. Trong quá trình ngưng kết, khối khí sẽ thu thêm nhiệt do ngưng kết tỏa ra.
Gió sau khi vượt qua đỉnh đèo, núi không khí sẽ bị nén đoạn nhiệt. Vì vậy, qua phía sau chân núi, gió sẽ khô, nóng hơn do quá trình ngưng kết phía trước núi đã thu thêm nhiệt và quá trình không khí xuống núi bị nén đoạn nhiệt. Mặt khác, độ ẩm xuống rất thấp do đã trút ẩm (gây mưa) phía trước đèo, núi.
Đèo, núi càng cao thì chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm của hai bên càng lớn. Hiệu ứng chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm của 2 bên đèo, núi được gọi là hiệu ứng phơn. Hậu quả của hiệu ứng phơn là gió khô nóng. Người ta thường đặt tên gió khô nóng theo tên địa phương, nơi xảy ra gió khô nóng.
Trên thế giới, hiện tượng này được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Ở Mỹ và Canada gọi là Chinook, Diablo hay gió Santa Ana. Còn ở Tây Ban Nha gọi là gió Bilbao. Ở Việt Nam gọi là gió Lào. Ở Việt Nam, gió Tây khô nóng thường được gọi là gió Lào. Tên gọi này là do gió ở từ phía bên Lào, Campuchia (phía Tây) thổi sang Việt Nam. Gió Lào ảnh hưởng một vùng rộng lớn về mùa hè từ Nghệ An đến cực Nam Trung Bộ.

 

Tác giả bài viết: Lương Thanh Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin cũ hơn

Công văn mới

1297/SGDĐT-QLCLGD-GDTX

Tổ chức tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh năm 2022

Thời gian đăng: 16/06/2022

lượt xem: 487 | lượt tải:173

1282/SGDĐT-GDTrH

Tham gia kỳ thi Olympic Kinh tế Việt Nam - VEO 2022

Thời gian đăng: 16/06/2022

lượt xem: 452 | lượt tải:154

208/SGDĐT-GDTrH

Tổ chức dạy học trực tiếp với Covid-19

Thời gian đăng: 24/02/2022

lượt xem: 471 | lượt tải:99

406/QĐ-BGDĐT

Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19

Thời gian đăng: 24/02/2022

lượt xem: 469 | lượt tải:0

1318/BGDĐT-QLCL

Các văn bản hướng dẫn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021

Thời gian đăng: 06/05/2021

lượt xem: 650 | lượt tải:0

03/CĐ-UBND

Công điện về việc tiếp tục công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh

Thời gian đăng: 28/04/2021

lượt xem: 620 | lượt tải:128

883/SGDĐT-VP

Tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Thời gian đăng: 28/04/2021

lượt xem: 597 | lượt tải:146

1888/SGDĐT-TCCB

Công văn triển khai thực hiện Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT

Thời gian đăng: 18/09/2020

lượt xem: 709 | lượt tải:333

1477/SGDĐT- GDTrH

Tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục

Thời gian đăng: 01/08/2020

lượt xem: 661 | lượt tải:165

402/UBND

Tập trung tuyên truyền, khuyến cáo người dân không tích trữ xăng dầu để phòng chống cháy nổ trên địa bàn Huyện

Thời gian đăng: 14/04/2020

lượt xem: 668 | lượt tải:154
IMG-2911-1.jpg IMG-2974.jpg IMG-2980-1.jpg IMG-2982-1.jpg IMG-2935-1.jpg
Thống kê
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay338
  • Tháng hiện tại8,373
  • Tổng lượt truy cập950,604
Liên kết
NGÂN HÀNG ĐỀ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây